Theo thống kê, trung bình hàng năm, nước ta có 1-2 triệu người mắc bệnh lây qua đường tình dục, phổ biến là sùi mào gà. Mỗi năm số ca mắc bệnh sùi mào gà tăng 30%, trong đó hơn 1.000 ca là phụ nữ mang thai. Điều này rất nguy hiểm, vì sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con, biến chứng ung thư ở cả nam và nữ giới.
Thời gian gần đây, qua tổng đài 0243.678.8888,chat trực tuyến trên website, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội nhận được rất nhiều câu hỏi về căn bệnh sùi mào gà. Do đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những câu hỏi phổ biến mà bạn đọc thường quan tâm và đã được bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên giải đáp trực tiếp. Mời các bạn theo dõi.
Hỏi: Xin chào bác sĩ. Bác sĩ có thể nói rõ hơn khái niệm về bệnh sùi mào gà là gì? Virus HPV là gì? (Anh Hoàng Văn K, Cầu Giấy, Hà Nội)
(Câu hỏi gửi lúc: 07:00 ngày 01/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 07:05 ngày 01/10/2019)
Chào bạn. Sùi mào gà hay còn gọi bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục, do virus Human papilloma (HPV) gây ra. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm chủng virus HPV, nhưng phổ biến là virus HPV tuýp 6 và 8, virus tuýp 16 và 18. Trong đó:
Virus HPV tuýp 6 và tuýp 8: Có thể gây ra 90% trường hợp sùi mào gà ở cơ quan sinh dục.
Virus HPV tuýp 16 và tuýp 18: Là loại virus có khả năng nhiễm sâu vào cơ thể, phát hiện ở 76% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, một số loại virus HPV có thể gây ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư đầu, ung thư vòm họng.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Tại sao bị sùi mào gà? Con đường lây bệnh sùi mào gà gì, thưa bác sĩ? (Bạn Trần Thị Ng, Hải Dương)
(Câu hỏi gửi lúc: 08:03 ngày 03/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 08:05 ngày 03/10/2019)
Như chúng ta đã biết, sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến , có thể mắc ở cả nam và nữ giới, kể cả trẻ em.
Sùi mào gà có 4 con đường lây nhiễm chính:
Quan hệ tình dục không an toàn: Giao hợp nam nữ thông thường, quan hệ bằng miệng (oral sex), qua hậu môn, quan hệ đồng tính. Nhiều người cho rằng, oral sex không lo mắc bệnh, tuy nhiên, virus HPV có cả ở tuyến nước bọt, dịch nhày người bệnh nên có thể lây nhiễm.
Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà có thể lây cho thai qua cuống rốn, nước ối, hoặc khi sinh thường, da và niêm mạc bé tiếp xúc với sản dịch, máu, kể cả khi bú sữa mẹ.
Tiếp xúc trực tiếp: Virus HPV có thể tồn tại ở dịch mủ, dịch nhờn, do đó, khi có sự tiếp xúc trực tiếp như ôm hôn, chạm vào vết thương hở có dịch sẽ có nguy cơ cao lây bệnh.
Lây nhiễm gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng…với người bệnh sẽ khiến người lành mắc bệnh.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Vậy dấu hiệu nhận biết sùi mào gà như thế nào? (SĐT: 096.674.xxx, Hà Nội)
(Câu hỏi gửi lúc: 08:09 ngày 06/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 08:12 ngày 06/10/2019)
Sùi mào gà do virus HPV gây ra, chỉ sau 3 tuần đến 9 tháng ủ bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng điển hình để nhận biết như:
Bắt đầu mọc những nốt mụn nhỏ li ti màu hồng nhạt, mới đầu không ngứa, không đau.
Sau một thời gian, người bệnh sẽ thấy nốt mụn mọc tập trung lại thành vùng như mào con gà, bề mặt mụn ẩm ướt, ngứa gãi khó chịu.
Ở nữ giới, sùi mào gà thường mọc ở âm đạo, môi lớn, môi bé, tử cung.
Ở nam giới, sùi mào gà thường mọc ở dương vật, bao quy đầu, bìu tinh hoàn.
Ngoài ra, sùi mào gà còn xuất hiện ở hậu môn, khóe mắt, vòm họng…
Nhìn chung, triệu chứng sùi mào gà khá giống các bệnh nam-phụ khoa khác nên người bệnh thường nhầm lẫn và tự ý mua thuốc chữa trị. Do đó, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hình ảnh mụn sần sùi mào gà
Hỏi: Sùi mào gà có nguy hiểm không, thưa bác sĩ? (bạn nữ giấu tên)
(Câu hỏi gửi lúc: 23:14 ngày 06/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 23:15 ngày 06/10/2019)
Sùi mào gà nằm trong nhóm các bệnh xã hội nguy hiểm cao . Do đó, khi bị nhiễm virus HPV nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
Dễ tái phát, khó điều trị: Sùi mào gà vẫn chưa có thuốc đặc trị, khoảng 50% trường hợp tái phát sau 6 tháng điều trị nếu người bệnh không tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ.
Vô sinh hiếm muộn: Nam giới mắc bệnh sùi mào gà dễ bị suy giảm chất lượng tinh trùng, giảm khả năng thụ tinh. Còn nữ giới thì các nốt sần sùi, mụn nhỏ li ti phát triển tập trung có thể “bịt kín” cổ tử cung, cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng, từ đó gây vô sinh, hiếm muộn.
Ung thư: Nếu mắc phải virus HPV tuýp 16 và 18 mà không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ biến chứng ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng…
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không? (Anh Quang Ph, Hà Nam)
(Câu hỏi gửi lúc: 21:19 ngày 08/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 21:20 ngày 08/10/2019)
Cho đến nay, sùi mào gà là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, thuốc chỉ có tác dụng giảm sự phát triển của virus và ngăn ngừa chúng xâm lấn lan rộng hơn. Sùi mào gà có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp như đốt điện, laser, áp lạnh hoặc phẫu thuật loại bỏ các khối sần sùi, mụn sùi.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Xét nghiệm sùi mào gà như thế nào để phát hiện virus HPV, thưa bác sĩ? (Bạn Phương, Hải Dương)
(Câu hỏi gửi lúc: 20:19 ngày 12/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 20:20 ngày 12/10/2019)
Virus HPV là một trong những loại virus khó phát hiện, thời gian ủ bệnh kéo dài, có thể từ 3 tuần đến 9 tháng.
Ngoài các triệu chứng như mọc mụn sùi, ngứa ngáy, thì để người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.
Một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các mụn u nhú để chẩn đoán virus thuộc nhóm lành tính hay ác tính, xác định giai đoạn bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm dịch: Lấy dịch tiết từ niệu đạo nam, dịch âm đạo nữ giới để phát hiện mầm bệnh, có thể quan sát dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm máu: Là xét nghiệm có kết quả chẩn đoán chính xác cao, là trong thời gian ủ bệnh, chưa có triệu chứng bệnh.
Xét nghiệm bằng axit axetic: Sử dụng dung dịch axit axetic nồng độ 3% bôi lên vùng nghi ngờ sùi mào gà, dung dịch chuyển sang màu trắng thì có thể chẩn đoán bệnh.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Sùi mào gà chữa bằng cách nào? (SĐT: 0338.657.xxx, Hà Nam)
(Câu hỏi gửi lúc: 10:19 ngày 16/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 10:20 ngày 16/10/2019)
Cho đến nay, sùi mào gà chưa có thuốc đặc trị. Cách điều trị hiệu quả là phá hủy các nốt sần sùi, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, như dùng thuốc bôi, đốt điện, đốt laser, áp lạnh…Nếu mức độ nốt sần sùi lớn thì làm phẫu thuật cắt bỏ.
Sùi mào gà cần phải điều trị tận gốc, khám định kỳ 2-3 tuần/lần để đánh giá hiệu quả. Còn các phương pháp dân gian, thuốc nam chưa có cơ sở khoa học, người bệnh không nên tự ý điều trị.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Chi phí chữa sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? (Bạn nam giấu tên)
(Câu hỏi gửi lúc: 12:11 ngày 17/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 12:12 ngày 17/10/2019)
Nhiều người lo sợ chi phí chữa bệnh sùi mào gà đắt đỏ nên tự ý mua thuốc hoặc giấu bệnh, từ đó khiến mức độ bệnh càng nghiêm trọng hơn. Thực tế, chi phí chữa sùi mào gà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Tình trạng bệnh: Điều trị càng sớm càng nhanh phục hồi, chi phí sẽ thấp hơn so với mức độ bệnh nặng.
Phương pháp điều trị: Sùi mào gà có thể hỗ trợ điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu như đốt điện, áp lạnh, đốt laser…Mỗi phương pháp sẽ mang lại hiệu quả khác với chi phí cũng khác nhau.
Cơ sở điều trị: Mỗi cơ sở điều trị sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau và niêm yết giá khác nhau. Nếu ham rẻ, không chỉ không khỏi bệnh mà người bệnh còn đối mặt tình trạng “tiền mất tật mang”, tốn kém.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Đã có ai chữa khỏi bệnh sùi mào gà chưa? (Bạn Huỳnh Thanh H, Đống Đa, Hà Nội)
(Câu hỏi gửi lúc: 07:11 ngày 17/10/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 07:12 ngày 17/10/2019)
Sùi mào gà là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên, sùi mào gà là bệnh chữa khỏi chứ không phải là bệnh suốt đời như thông tin gây hiểu lầm. Bạn nên nhớ sùi mào gà cũng như mụn cóc. Mà mụn cóc trị được, mào gà cũng trị được.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Hỏi: Chữa sùi mào gà ở đâu uy tín, hiệu quả ở Hà Nội? (Anh Trần Văn G, Hà Nội)
(Câu hỏi gửi lúc: 07:11 ngày 01/11/2019)
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
(Trả lời lúc: 07:12 ngày 01/11/2019)
Thực tế, Hà Nội có hàng trăm bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có thể đáp ứng nhu cầu khám và điều trị sùi mào gà. Người bệnh có thể đến các bệnh viện lớn như Da liễu Trung ương, Da liễu Hà Nội, Bạch Mai…để khám và điều trị sùi mào gà. Các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, bác sĩ trình độ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh viện công lập chỉ làm việc trong giờ hành chính, lượng bệnh nhân đông đúc nên người bệnh phải xếp hàng chờ đợi mệt mỏi, và tốn kém.
Hoặc, các bạn có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại 152 Xã Đàn (Q.Đống Đa, Hà Nội). Phòng khám có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao và đang áp dụng phương pháp ALA-PDT để chữa bệnh sùi mào gà. Đây là phương pháp dùng để phá hủy mô đích một cách chọn lọc, hạn chế tối đa tổn thương mô lành được đánh giá hiệu quả cao, an toàn và ngăn ngừa tái phát.
>> ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc